Báo cáo về Thị Trường Đông Nam Á: Thị trường thịt bò In-đô-nê-si-a chịu thêm áp lực I Nghỉ Tết Nguyên đán

Tháng 2 năm 2023 Ấn bản thứ 109: tháng 01 năm 2023 Điểm tin chính: Tiến sĩ Ross Ainsworth đã quyết định dừng công việc viết báo cáo này sau hơn 9 năm cống hiến. Ông ấy sẽ vẫn thỉnh thoảng đăng các bài viết nhưng lần này Ros sẽ thực sự nghỉ ngơi và…

Báo cáo thị trường : Ngành công nghiệp bò thịt Đông Nam Á

Ấn bản số 108: tháng 11 năm 2022. Điểm tin chính:                       ·        Dịch bệnh Viêm Da Nổi Cục (VDNC) hiện đã được xác nhận ở Đông Java, là mối đe dọa mới đối với Bali và chuỗi các đảo phía Đông. ·        Số lượng vắc xin Lở mồm long móng (LMLM) của In-đô-nê-si-a đã vượt quá 8…

Báo cáo Thị trường : Ngành chăn nuôi bò thịt Đông Nam Á

Ấn phẩm số 107: tháng 10 năm 2022. Điểm tin chính:                       ·        Bệnh Viêm Da Nổi Cục (LSD) hiện đã được xác nhận lây lan tại Trung Java, cách 1000 km về phía đông so với vị trí được xác nhận cuối cùng ở Jambi, Trung Sumatra. ·        Tiêm phòng bệnh Lở mồm long móng (FMD) ở…

Báo cáo thị trường : Ngành công nghiệp bò thịt Đông Nam Á

Ấn bản số 105: Tháng 8 năm 2022. Điểm tin chính:                       Tại In-đô-nê-si-a: Giá bò thiến trưởng thành ở mức $ 5,15 AUD / kg trọng lượng sống (Rp10.300 = $ 1AUD) Giá bò thiến trưởng thành tiếp tục dao động mạnh trên khắp In-đô-nê-si-a nhưng bò lai Brahman khỏe mạnh xuất chuồng vẫn…

Báo cáo thị trường: Ngành công nghiệp bò thịt tại Đông Nam Á

Ấn bản số 104: Tháng 7 năm 2022. Điểm tin chính                          ·      Dịch bệnh Lở mồm long móng tiếp tục lan rộng khắp In-đô-nê-si-a. ·      Tiến độ tiêm chủng được thực hiện chậm một cách đáng thất vọng. ·      Giá bò Úc giảm mạnh. Tại In-đô-nê-si-a: Giá bò thiến trưởng thành ở mức $ 5,15 AUD / kg trọng lượng sống (Rp10.300 = $ 1AUD) Bệnh Lở mồm long móng (LMLM) tiếp tục gây ảnh hưởng lớn tới thị trường gia súc và thịt bò sống trên khắp In-đô-nê-si-a. Dịch bệnh LMLM khiến tỉ lệ giết mổ khẩn cấp gia tăng tại các khu vực chăn nuôi gia  súc chính của Java và Sumatra, và khiến giá bò sống biến động mạnh mặc dù giá thịt bò bán lẻ ít bị ảnh hưởng hơn. Tại nước này, dịch bệnh LMLM tiếp tục lây lan ra hầu hết các đàn vật nuôi còn lại của quốc gia.Nguyên nhân chính là tỉ lệ tiêm phòng thấp và việc tổ chức kiểm soát dịch bệnh kém hiệu quả. Những biến động về nguồn cung đã đẩy giá bò béo sống dao động từ mức thấp nhất từ 15.000 Rp đối với con trưởng thành cần giết mổ khẩn cấp, đến mức giá 59.000 Rp đối với những con bò đực  và bò đực giống chất lượng tốt nhất. Theo mức trung bình chung, tôi đã sử dụng 53.000 Rp / kg  sống làm giá chỉ báo của tháng này mặc dù mức giá này chỉ áp dụng cho những gia súc khỏe mạnh đượcvận chuyển tới lò mổ. Thịt trâu đông lạnh từ Ấn Độ (IBM) tiếp tục bán chạy với khối lượng hàng tháng ở mức 10-12.000 tấn.  Giá vẫn cao đáng kinh ngạc ở mức 129.000 Rp /kg mặc dù giá nhập khẩu chỉ bằng một nửa mức giá đó.  Có gì đó không đúng ở đây. Các chủ gia súc quy mô nhỏ ngần ngại báo cáo việc lây nhiễm vì họ lo sợ sẽ không nhận được tiền đền bù thỏa đáng.Do đó, họ thường đưa gia súc bị nghi ngờ nhiễm bệnh đi giết mổ; ngay cả khi phải bán với mức giá thấp. Xem bên dưới quy trình chính thức để yêu cầu bồi thường cho việc giết mổ bắt buộc đối với động vật mắc bệnh LMLM. 1. Người chăn nuôi có gia súc nhiễm bệnh phải nộp kèm bản sao CMND của mình. 2. Các động vật phải được cơ quan chăn nuôi và thú y ghi nhận và báo cáo lên hệ thống thông tin số về thú y (iSIKHNAS). 3. Chủ sở hữu phải cung cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu động vật có chữ ký của trưởng thôn hoặc tiểu khu địa phương. 4. Chủ sở hữu phải đính kèm Giấy chứng nhận đóng dấu do bác sĩ thú y địa phương cấp. Sự phối kết hợp giữa các cơ quan chính phủ, cảnh sát và quân đội nhằm kiểm soát sự di chuyển của gia súc đang thiếu sự nhất quán, khiến cho các khu vực khác nhau thì bị áp luật hạn chế di chuyển khác nhau. Số lượng cán bộ tiêm chủng không đủ và lực lượng cảnh sát và quân đội đang được đào tạo để đảm nhiệm vai trò này. Một lần nữa, việc tổ chức kiểm soát dịch bệnh này đã gây ra sự hoang mang vàphản kháng.Một thẻ đeo tai mới sử dụng công nghệ mã QR đang được nghiên cứu ởInđônêsia nhưng vẫn chưa có sẵn, vì vậy việc xác định các động vật được tiêm chủng cho đến nay trong nhiều trường hợp là không đáng tin cậy. Các nhà chức trách vẫn đang khiến các doanh nghiệp tư nhân hầu như không thể nhập khẩu và cung cấp vắc xin cho chính họ. Tóm lại, hành động ứng phó với đợt bùng phát cho đến nay rất hỗn loạn, phần lớn là không hiệu quả. Điều này càng thúc đẩy sự lây lan của dịch bệnh. Theo kế hoạch thì,3 triệu liều vắc xin LMLM đã được nhập khẩu và 800.000 liều được phân phối trong tháng 6. Hầu hết trong số đó hiện đã được chuyển đến kho trong khi 2,2 triệu liều còn lại được sử dụng vào cuối tháng Bảy. Vấn đề bây giờ là làm thế nào để tiêm chủng số vắc xin này thật nhanh chóng và hiệu quả.Chính phủ in-đô-nêsia đã có kế hoạch sử dụng cảnh sát, quân đội và sinh viên thú y để bổ sung vào  nguồn nhân lực tiêm chủng. Điều lạ ở đây là chính phủ Úc đã không được yêu cầu đóng góp nhân lực và nguồn lực cần thiết cho nỗ lực tiêm chủng nhanh chóng này. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Úc đã đưa ra một số đề nghị hỗ trợ, nhưng các giao thức ngoại giao khiến chúng ta không thể tìm ra lý do tại sao In-đô-nê-si-a không muốn nhận trợ giúp. Theo quan điểm cá nhân của tôi, tại sao không để Úc tài trợ và hỗ trợ chương trình tiêm chủng ở Bali? Điều này sẽ cho phép các nguồn tài nguyên khan hiếm được sử dụng ở những nơi khác ở In-đô-nê-si-a trong khi nỗ lực của Bali sẽ mang lại sự bảo vệ tốt nhất cho cả Bali và ngành công nghiệp của Úc. Vào cuối tháng 7, tổng số tiêm chủng trên toàn quốc đạt khoảng 1 triệu liều với khoảng 30.000 liều được tiêm ở Bali. Chính phủ Úc cuối cùng đã đồng ý lắp đặt bồn rửa chân ở tất cả các sân bay có các chuyến bay thẳng từ Bali. Chính phủ In-đô-nê-sia đã thành lập một trang web cung cấp dữ liệu trực tiếp về diễn biến của đợt bùng  phát dịch LMLM. Xem ảnh chụp màn hình bên dưới từ ngày 30 tháng 7. Trang web truy cập tại: https://siagapmk.crisis-center.id/ Mặc dù có rất nhiều yêu cầu cung cấp thông tin, chúng tôi vẫn chưa tìm ra nguồn gốc của vi rút LMLM. Nó gây ra do động vật nhập lậu từ Malaysia hay thịt trâu Ấn Độ bị nhiễm bệnh hay là từ một số nguồn  khác? Đã có một số bài báo thảo luận về vấn đề này nhưng chúng ta cần bằng chứng khoa học chứ không phải các bài báo truyền thông, để giúp chúng ta biết chính xác nguồn gốc của virus. Việc xác định mã di truyền của virus hiện đang hoành hành khắp In-đô-nê-si-a và khớp nó với mã di truyền của các nguồn  lây nhiễm nghi ngờ là một vấn đề rất đơn giản. Một phòng thí nghiệm chuyên môn có thể hoàn thành công việc này trong vòng 24 giờ. Tại sao phần thông tin điều tra bệnh thông thường thiết yếu này được giữ bí mật chặt chẽ như vậy?…